Để tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh của chiếc tủ cơm công nghiệp, thì cần rất nhiều chi tiết và phụ tùng lắp ráp bên trong. Và với tủ cơm công nghiệp Nguyên Khôi cũng vậy, để có thể vận hành sử dụng thì sản phẩm này cần sự có mặt của những phụ kiện tủ cơm công nghiệp khác. Đó là những phụ kiện nào, cùng Nguyên Khôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Phụ kiện tủ cơm công nghiệp là gì?
Phụ kiện tủ cơm công nghiệp là những chi tiết, thiết bị và vật dụng quan trọng được sắp xếp ở từng khu vực khác nhau trong kết cấu của chiếc tủ cơm công nghiệp. Bên cạnh những bộ phận chính của tủ cơm thì những phụ kiện, linh kiện này giúp tạo nên một bộ máy hoàn chỉnh cho tủ cơm công nghiệp. Và cũng như những sản phẩm khác thì các phụ kiện, linh kiện tủ cơm công nghiệp sau thời gian vận hành và sử dụng phải bỏ đi thay mới nếu đã bị hư hại hoặc bảo dưỡng định định kỳ để đảm quá trình sử dụng của sản phẩm.
Vậy tủ cơm công nghiệp đa năng tiện lợi này gồm có những phụ kiện, linh kiện nào? Cùng Nguyên Khôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Có những loại phụ kiện tủ cơm công nghiệp nào?
Để giúp tủ nấu cơm công nghiệp luôn hoạt động tốt, vận hành ổn định, tiết kiệm nhiên liệu. Dưới đây là tổng hợp các loại phụ kiện tủ cơm công nghiệp bạn nên biết để kịp thời thay thế, sửa chữa hay bảo dưỡng:
1. Khay tủ nấu cơm công nghiệp
Khay nấu cơm công nghiệp được làm từ inox cao cấp có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao và rất dễ vệ sinh. Hiện có 2 loại: khay cơm và khay hấp.
- Khay cơm bề mặt trơn, không đục lỗ, dùng để chứa gạo nấu cơm.
- Khay hấp có đục lỗ, dùng để đặt các loại thực phẩm cần hấp chín lên trên.

2. Pep đốt
Đối với tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas, pep đốt là bộ phận khá quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống buồng đốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu, rút ngắn thời gian nấu chín cơm mỗi lần.
Pep đốt được bảo dưỡng và thay thế định kỳ không chỉ giúp tủ nấu cơm vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ mà còn tiết kiệm được lượng gas đáng kể trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt, đối với những nhà hàng có tần suất nấu nhiều hơn 2 lần nấu mỗi ngày nên thay mới pep đốt sau 18 tháng, ngay cả khi vẫn có thể sử dụng.

3. Thanh nhiệt tủ cơm công nghiệp
Thanh nhiệt tủ cơm công nghiệp là các thanh hình chữ U của tủ nấu cơm điện, thanh này có nhiều kích cỡ dài ngắn với công suất khác nhau: Có loại 3kW hoặc 4kW, hay thanh nhiệt 220V/380V.
Theo đó, nếu cấp nước vào tủ không đủ định mức trong quá trình nấu cơm sẽ dẫn đến tình trạng cháy thanh nhiệt này. Và việc thay thế thanh nhiệt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, đừng để tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hỏng tủ.

4. Bánh xe tủ nấu cơm
Bánh xe tủ nấu cơm dạng chân đỡ chắc chắn và có tác dụng quan trọng nhất trong việc di chuyển những chiếc tủ nấu cơm nặng nề. Phụ kiện này được thiết kế chịu trọng lượng lớn, có phanh, khả năng chuyển hướng linh hoạt.

5. Gioăng cao su tủ nấu cơm
Gioăng tủ cơm công nghiệp có tác dụng giảm chấn khi đóng cửa tủ nấu cơm, chống thấm nước, cách nhiệt, giữ kín hơi bên trong tủ không bị rò rỉ ra ngoài giúp cơm nhanh chín hơn.
Phụ kiện này có khả năng giữ nhiệt lâu, chịu được nhiệt độ lên tới 300°C. Vì thế, biểu hiện để bạn biết mình nên thay mới gioăng tủ nấu cơm là: gioăng cao su khô nứt, không còn đàn hồi và bóng bẩy, khó đóng cửa tủ…phá vớ sự hoàn thiện kết cấu của tủ nấu cơm.

6. Van xả áp tủ nấu cơm
Van xả áp tủ nấu cơm dùng để giảm và cân bằng áp suất ở trong tủ nấu cơm (cho cả tủ nấu cơm gas và tủ nấu cơm điện), do tủ nấu không phải là loại thiết bị kín cao áp, cần phải có van xả áp dùng để giảm và cân bằng áp suất ở trong tủ nấu cơm.

7. Phao cơ cấp nước
Phao cơ cấp – ngừng nước tự động hoạt động trên nguyên tắc thủy lực, giúp điều khiển mực nước nhờ sự lên xuống của phao. Cụ thể thì khi nước đầy, phao cơ tự động khóa van cấp nước, đảm bảo buồng chứa nước không bị tràn ra ngoài. Ngược lại, trong trường hợp cạn nước, phao cơ hạ xuống, nước sẽ được cấp vào khoang chứa nước. Qua đó, đảm bảo hệ thống thanh nhiệt, thanh gia nhiệt không bị cháy,…
Phụ kiện này được làm từ chất liệu inox bền vững, bao phủ bằng sơn epoxy để chống sự ăn mòn của môi trường. Giá thành giao động từ 150.000đ trở lên tùy loại lớn nhỏ.

8. Bản lề tủ
Bản lề tủ hỗ trợ đóng mở tủ cơm được trơn tru, linh hoạt hơn. Phụ kiện này và tay khóa tủ đều có cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp thay thế, lại được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao hỗ trợ khóa kín tủ nấu cơm trong quá trình sử dụng.
Ngoài những phụ kiện phổ biến kể trên, tủ cơm công nghiệp còn một số linh kiện khác như: Tay nắm của tủ; Aptomat tủ nấu cơm; Van gas tủ nấu cơm; Điều khiển nhiệt độ tủ nấu cơm…
Với những phụ kiện như thế này thì khi tủ hỏng hóc có thể thay thế linh kiện, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn tiếp tục vận hành sản phẩm tốt như mới và công việc kinh doanh không bị gián đoạn.
➤➤➤ Xem thêm: Báo giá các mẫu tủ cơm công nghiệp 50kg điện gas Inox 304 chính hãng

Một số lỗi thường gặp ở phụ kiện tủ cơm công nghiệp
Tủ cơm công nghiệp thường gặp một số lỗi gì?
Thông thường, chúng ta sẽ chỉ thật sự quan tâm đến các linh kiện tủ nấu cơm công nghiệp khi tủ hấp đang gặp sự cố như: cháy thanh nhiệt, cửa tủ bị xì hơi… phải không nào? Đúng là như thế, trong quá trình vận hành, tủ cơm công nghiệp có thể xảy ra một số lỗi liên quan đến linh – phụ kiện và một số lỗi thường gặp dưới đây sẽ làm cho tủ không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn:
1. Lỗi thanh nhiệt tủ cơm công nghiệp
Khi sử dụng tủ cơm công nghiệp điện hoặc điện và gas chung đã lâu, bạn sẽ gặp phải vấn đề lâu tăng nhiệt hoặc không tăng nhiệt. Có rất nhiều lí do khiến thanh nhiệt của bạn hỏng hóc như: bụi bẩn bám vào thanh nhiệt lâu ngày, hay nước bị cạn trong quá trình nấu hấp,…. Gây ra việc thanh nhiệt có khả năng gia nhiệt kém hoặc bị cháy,…
Vì thế, khi thay thế thanh nhiệt, ngoài việc nên chọn thay thế thanh nhiệt phù hợp với năng suất của tủ và số khay hấp thì khi vệ sinh bạn cần chú ý lau sạch thanh nhiệt nhé. Bởi, thanh này hoạt động theo cơ chế công suất càng cao, thời gian đun sôi nước càng nhanh, rút ngắn thời gian nấu, vì vậy mà lượng điện tiêu thụ lớn hơn. Lúc này, thanh nhiệt phù hợp với năng suất sẽ tiết kiệm nhất.

2. Lỗi phao cấp nước
Phao cấp nước thường mắc những lỗi như không tự động cấp hoặc ngắt nước được. Nguyên nhân chủ yếu do trong nước có những cặn bẩn nên lâu ngày sẽ khiến phao không hoạt động lên xuống được. Nên bạn cũng lưu ý lau chùi kĩ bộ phận này nhé!
Phao cấp nước tự động được dùng phổ biến hiện nay có bán tại các cửa hàng đồ điện nước với giá chỉ 200.000- 300.000 đồng. Chiếc phao cấp nước này giúp khoang chứa nước không bị cạn, hạn chế tối đa trường hợp cháy thanh nhiệt, vì thế cần được thay thế ngay khi có dấu hiệu hỏng hóc, để đảm bảo cho tủ hấp vận hành trơn tru.

3. Khoang dưới bị đọng nước
Tủ nấu cơm công nghiệp thường có khoang chứa nước phía dưới được trang bị van xả. Nhưng trong trường hợp van xả ngang không xả hết được lượng nước trong khoang thì bạn có thể dùng khăn sạch để thấm nốt phần nước đọng.
4. Hở gioăng cao su viền cửa tủ
Hở gioăng cao su viền có dấu hiệu phải thay thế khi bị giãn, hở… nhiệt thất thoát ra ngoài, áp suất giảm làm thực phẩm không chín hoặc lâu chín. Trong một số trường hợp, nếu gioăng bị bong thì chỉ cần dùng keo silicon dán lại, để khô keo và tiếp tục vận hành tủ. Còn nếu gioăng cao su đã sử dụng lâu, bị giãn nhiều thì nên gỡ ra và thay thế.

➤➤➤ Xem thêm: Tủ cơm công nghiệp 6 khay nấu hấp 20kg/mẻ, GIÁ RẺ chỉ từ 7 triệu
Những phụ kiện tủ cơm công nghiệp hay phải thay thế
Độ bền của 1 tủ hấp trung bình trên 5 năm, nhưng suốt quá trình sử dụng chắc chắn bạn sẽ cần biết đến các phụ kiện tủ cơm công nghiệp dưới đây, để thay thế khi tủ hỏng:
1. Thanh nhiệt
Thông thường, tuổi thọ trung bình của thanh nhiệt tầm 12 tháng nhưng nếu thanh này bị cháy do cạn nước khi đun thì chắc chắn bạn sẽ phải thay thế. Lúc này, nên chọn thanh nhiệt có công suất phù hợp với số khay và nguồn điện mà tủ dùng (220v hoặc 380v). Vì thanh nhiệt công suất càng lớn thì đun càng nhanh sôi, tốn nhiều điện hơn thanh nhiệt công suất nhỏ.

2. Gioăng cao su ở cửa tủ
Gioăng cao su ở cửa tủ nếu tủ còn mới và bị xì hơi do bong keo thì có thể tự dán lại bằng Keo Silicon. Nhưng nếu Gioăng bị giãn thì bạn nên lột ra và thay thế gioăng mới vào. Biểu hiện phải thay thế và sửa chữa ở phụ kiện này chính là khi, gioăng cao su ở cửa tủ bị giãn hoặc bị bong ra khỏi làm thành tủ xì hơi khi nấu nấu, hấp.

3. Phao cấp nước
Phao cấp nước nếu bạn vệ sinh bảo quản thường xuyên thì cũng không cần phải thay thế nhiều. Nếu trường hợp bắt buộc phải thay thế thì bạn dễ tìm mua ở các cửa hàng bán đồ điện nước và tự thay thế để tiết kiệm chi phí
Như vậy, bài viết ngày hôm nay của Nguyên Khôi đã giới thiệu tới quý khách hàng những phụ kiện, linh kiện tủ cơm công nghiệp quan trọng cũng như 1 số lưu ý trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng, thay thế những loại phụ kiện này. Hi vọng, với những chia sẻ trên đây của Nguyên Khôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng, bảo quản tủ cơm công nghiệp an toàn và tiết kiệm nhất. Xin cảm ơn!
Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này