Bạn có dự định mua tủ nấu cơm nhưng không biết cách đấu điện tủ cơm công nghiệp như thế nào? Trong khi đó, vì khoảng cách địa lý quá xa khiến nhà sản xuất không thể tới trực tiếp hỗ trợ được. Hiểu được điều này, hôm nay Nguyên Khôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhất, cùng theo dõi nhé!
Tủ cơm công nghiệp sử dụng nguồn điện mấy pha?
Hiện tại, các dòng tủ nấu cơm trên thị trường chủ yếu sử dụng 2 nguồn điện, đó là: điện dân dụng 1 pha (220V) và điện công nghiệp 3 pha (380V). Theo đó, chúng được gắn tương thích với từng loại tủ có kích thước khác nhau. Ví dụ:
- Tủ từ 12 khay trở xuống sử dụng dòng điện 1 pha.
- Tủ cơm 24 khay công nghiệp có công suất lớn bắt buộc phải dùng điện 3 pha.
*Chú ý: Thông thường công ty điện lực sẽ cung cấp điện áp xuống các hộ gia đình khoảng 12Kw. Vậy nên điện dân dụng chỉ phù hợp dùng với loại tủ trang bị 2 thanh nhiệt. Vì bạn còn phải dùng các thiết bị điện khác nữa.
Cách đấu điện tủ cơm công nghiệp đúng kỹ thuật, an toàn
Liệu tự mình có thể đấu điện tủ cơm được không? Câu trả lời là có, bạn hãy làm theo hướng dẫn chi tiết cách đấu điện tủ cơm công nghiệp tại nhà sau đây.
Tìm hiểu sơ đồ mạch điện
Sơ đồ mạch điện hay còn được gọi là sơ đồ điện, sơ đồ điện tử, chúng biểu diễn đồ họa mạch điện tại mặt bằng kinh doanh. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ sơ đồ này để tìm ra vị trí lắp tủ hấp cơm công nghiệp lý tưởng nhất. Đảm bảo các tiêu chí an toàn điện tối đa. Nếu mặt bằng là do bạn đi thuê thì có thể hỏi thông tin từ chủ nhà.
Cách tính tiết diện dây đảm bảo đủ tải
Để lắp đặt, kết nối được nguồn điện vào tủ cơm, chắc chắn không thể thiếu dây điện dẫn. Tuy nhiên, quý khách cần chú ý đến phần tiết điện, bởi nếu không đủ sẽ gây nên tình trạng quá tải, chập cháy.
- Với điện 1 pha: Tiết diện dây được tính theo công thức 0.8 x công suất.
Ví dụ: Tủ cơm công nghiệp có công suất 12Kw thì áp dụng công thức ta tính được: 0.8 x 12 = 9.6. Như vậy, thiết bị cần sử dụng loại dây 10 chấm để đảm bảo đủ tải, dây không bị nóng.
- Với điện 3 pha: Có 2 công thức tính tiết diện phụ thuộc vào cách đấu điện. Cụ thể với cách đấu sao thì = công suất : 3 x 0.8, còn với cách đấu tam giác thì =2/3 x công suất x 0.8.
Ví dụ: Tủ cơm công suất 12Kw nếu đấu sao thì lấy 12 : 3 x 0.8 = 3.2, vậy chọn dây 4 chấm. Nếu đấu tam giác thì lấy 2/3 x 12 x 0.8 = 6.4, vậy chọn dây 7 chấm.
Cách tính để lựa chọn cầu chì phù hợp nhất
Ngoài dây điện, để đảm bảo an toàn tối đa bạn cũng cần phải có thêm bộ phận cầu chì. Phương thức lựa chọn sẽ thực hiện theo cách tính dưới đây.
CT: Công suất x 4.5
Ví dụ: Với loại tủ 6Kw thì áp dụng công thức trên tính được 6 x 4.5 = 27 => Chọn CB 30A.
*Chú ý:
- Bạn nên lựa chọn cầu chì có công suất lớn hơn 1 chút so với số tính ra. Bởi có thế sau thời gian dài sử dụng, CB sẽ tự động giảm xuất dẫn đến tình trạng sập điện thường xuyên.
- Ngoài ra, khi chọn CB bạn nên mua của những thương hiệu uy tín như: Panasonic, LS, …
Chuẩn bị trước khi đấu điện
Trước khi đi vào cách đấu điện tủ cơm công nghiệp, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố ở trên. Như chọn được vị trí lắp đặt lý tưởng, có dây điện đảm bảo phù hợp và cầu chì công suất cao. Và chắc chắn không thể thiếu 1 chiếc tủ nấu cơm công nghiệp điện. Cùng với đó là các dụng cụ kèm theo như: kéo, kìm, bắng dính đen, …
Hướng dẫn chi tiết cách đấu điện tủ cơm công nghiệp
Đối với tủ điện áp 220V/50Hz (1 pha)
- Bước 1: Ở dây điện chờ được thiết kế thừa ra tại tủ cơm, bạn nhận biết 2 dây – đỏ, xanh. Sau đó dùng kéo cắt bỏ 1 đoạn chừng 1cm lớp vỏ và tách riêng.
- Bước 2: Nối từng loại dây các màu với dây diện bạn đã chuẩn bị từ trước. Chú ý nối đúng chức năng, dây đỏ là dây nóng, dây xanh là dây mát.
- Bước 3: Bạn dùng băng dính đen cách điện quấn xung quanh, tại vị trí nối. Thực hiện khéo léo để điện không bị hở trong khi sử dụng nhé!
Đối với tủ điện áp 380V/60Hz (3 pha)
Cách đấu điện tủ nấu cơm công nghiệp 3 pha cũng tương tự như với điện 2 pha. Chúng chỉ khác nhau 1 chút về các loại dây, cụ thể thực hiện như sau.
- Bước 1: Dây điện 3 pha chuẩn bị sẵn sẽ có dây nóng và dây trung tính. Vì vậy bạn cũng tách riêng những đầu dây này ra.
- Bước 2: Sau đó đấu dây màu cam (ở tủ cơm) vào dây trung tính. Còn dây nóng sẽ đấy vào 2 đầu chờ của aptomat.
- Bước 3: Quấn băng dính đen vào vị trí nối để cách điện là xong.
Hướng dẫn lắp tiếp mát khi lắp đặt tủ nấu cơm
Hiện nay, tất cả các tủ nấu cơm điện đều có bộ phận nối mát tiếp đất nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Để sử dụng chúng, trước hết bạn đóng 1 cọc sắt xuống đất, chiều dài tối thiểu 20cm. Sau đó, dùng dây điện có tiết diện 1mm để nối tiếp mát và cọc sắt như vậy là đã hoàn thành rồi đó.
Một số lưu ý trong cách đấu tủ điện công nghiệp
- Nên lắp đặt tủ cơm điện tại những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm ẩm đường dây điện.
- Việc di chuyển tủ cơm trong quá trình đấu điện có thể tận dụng hệ thống bánh xe. Không cần phải vất vả khiêng vác hay nghiêng, …
- Lắp đặt điện cho tủ cơm theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất để giúp thiết bị tăng tuổi thọ, độ bền. Đồng thời đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng, người nấu bếp.
- Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan đến cách đấu điện. Bạn hãy liên hệ ngay tới cửa hàng, địa chỉ mua để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
- Khi lắp đặt aptomat thì bạn phải đặt vị trí xa van xả khí E để tránh tiếp xúc hơi nước về sau.
- Hãy ngắt điện trong quá trình lắp đặt bạn nhé!
Hiện nay, tủ nấu cơm đang được Nguyên Khôi phân phối chính hãng trên toàn quốc. Đồng thời khi mua hàng tại đây, các bạn sẽ được hướng dẫn và miễn phí lắp đặt tại nhà nên không phải lo lắng. Nếu quan tâm sản phẩm, hãy gọi tới hotline 079.222.1234 để được tư vấn bởi chuyên viên.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách đấu điện tủ cơm công nghiệp. Hy vọng Nguyên Khôi đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, chúc bạn thực hiện thành công!