Bánh bao là món ăn quen thuộc đã “đồng hành” với chúng ta xuyên suốt nhiều năm tháng lịch sử đến tận ngày nay! Qua thời gian, loại bánh này dần được biến tấu đa dạng hình dáng, kích thước, hương vị để trở nên phù hợp hơn với nhu cầu của mỗi thế hệ. Dù đã ăn rất nhiều lần nhưng vẫn không ít người hoài nghi đặt ra câu hỏi: ăn bánh bao có tốt không? Lượng dinh dưỡng trong bánh là bao nhiêu? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn nhé!
Bánh bao và những điều bạn chưa biết!
Nguồn gốc thật sự của những chiếc bánh bao bắt nguồn từ một câu chuyện có phần “man dợ” ở Trung Quốc vẫn được thuật lại đến nay.
Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng nhờ sự mưu trí của mình đã thành công thu phục Nam Man Vương Mạnh Hoạch sau chuỗi sự kiện “thất cầm thất thả”. Khi đó, ông cùng quân đội nhà Thục trên đường quay về Thành Đô đã không thể băng qua sông Lô Thủy. Man Vương khi đó đã yêu cầu chặt đầu của 50 người đàn ông thả xuống sông làm vật hiến tế thì mới được đi qua.
Do bản chất lương thiện, Gia Cát Lượng đã nghĩ ra loại bánh có lớp vỏ trắng nặn hình đầu người nhỏ, được hấp chín cách thủy có nhân làm từ thịt để thay thế, nhờ vậy mà cả quân đoàn có thể an toàn trở về. Từ đó, bánh bao ra đời với tên gốc là “Man đầu” sau đổi thành “Màn thầu” và du nhập vào Việt Nam với tên gọi bánh bao.
Có bao nhiêu loại bánh bao?
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa, đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác được số lượng các loại bánh bao trên toàn bộ lãnh thổ. Tuy vậy, vẫn có thể điểm qua được một số kiểu bánh bao phổ biến được nhiều người ưa thích như: bánh bao xá xíu, tiểu long bao, bánh bao chiên, thang bao, bánh kim sa, liên dong bao (bánh nhân hạt sen), đậu sa bao, kê tử bao, thị đào bao, già ly ngưu nhục bao, bánh bao kẹp thịt,…v.v
Tại Việt Nam, có đến 12 loại bánh truyền thống phổ biến được thống kê. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy những chiếc bánh có nhân được biến tấu cách điệu, phù hợp với giới trẻ nên rất được yêu thích như: bánh xá xíu phô mai, xúc xích phô mai, nhân bò bằm, nhân gà nấm phô mai,….
Bao nhiêu calo trong bánh bao
Tùy thuộc vào từng loại nhân hay nguyên liệu làm ra bánh mà có thể tính toán được lượng calo chính xác. Bạn có thể tham khảo list calo trong các loại bánh phổ biến dưới đây để ước lượng cho phù hợp nhé!
Loại bánh (100gr) | Lượng calo |
Bánh bao truyền thống | 348 kcal |
Bánh bao chay | 110 kcal |
Bánh bao kim sa | 131 kcal |
Bánh khoai môn | 170 kcal |
Bánh bao chiên | 180 kcal |
Bánh bao xá xíu | 500 kcal |
Bánh nhân trứng muối | 250 kcal |
Bánh đậu xanh | 150 kcal |
Bánh sữa dừa | 200 kcal |
Ăn bánh bao có tốt không?
Vậy ăn bánh bao có tốt không? Lợi ích của loại bánh này với cơ thể là gì? Cùng đọc tiếp để biết thêm về câu trả lời nhé!
Giúp giảm căng thẳng
Não bộ con người luôn có giới hạn khi hoạt động. Khi tập chung, bộ não sẽ hoạt động hết năng suất trong vòng 60 phút. Sau khoảng thời gian đó, nếu vẫn cố gắng sử dụng nhiều năng lượng hơn, bộ não sẽ quá tải và lâu ngày dẫn đến căng thẳng, stress.
Theo kết quả nghiên cứu, có 2 loại chất giúp bạn giảm thiểu áp lực đó là axit folic và folate. Trùng hợp thay, 2 chất này có khá nhiều trong bột bánh bao thông dụng và được giữ nguyên vẹn trong quá trình nấu hấp. Bánh bao nhân thịt còn có khả năng cung cấp 0.6 mg sắt trong tổng số 15 mg phụ nữ cần mỗi ngày.
Do đó, ăn bánh bao là giải pháp tốt và an toàn cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai, giảm thiểu tình trạng căng thẳng kéo dài và giúp hệ thần kinh minh mẫn, khỏe mạnh hơn.
Tốt cho hệ tiêu hóa
So với việc tiêu thụ tinh bột từ cơm hay đạm từ các món ăn thịt cá thông thường, bạn có thể thay thế bằng bánh bao nhân thịt tương ứng. Cách ăn này giúp dạ dày của bạn dễ hoạt động hơn do bánh bao được chế biến bằng cách hấp hơi và có lớp vỏ khá mềm.
Thêm vào đó, nhiều loại bánh bao chay, bánh bao nhân rau củ, nhân thập cẩm,… Hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu 1 bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt 1 chiếc bánh đậu xanh hay bánh nhân khoai môn cung cấp lượng chất xơ bằng 1/2 lượng cần thiết cho cơ thể.
Cung cấp năng lượng cho hoạt động
Thông thường, phụ nữ trưởng thành cần từ 1200 – 1800 kcal/ngày để duy trì cơ thể tỉnh táo khỏe mạnh còn với đàn ông là từ 2000 – 2400 kcal/ngày. Lượng calo trên được chia đều cho các bữa ăn trong ngày với tỉ lệ 40% cho bừa sáng, 30% cho bữa trưa, 10% cho bữa phụ và 20% cho bữa tối.
Với 1 chiếc bánh bao nhân thịt trứng cút truyền thống chứa 370kcal, bạn hoàn toàn có thể dùng để lấp đầy dạ dày trong cả 3 bữa sáng trưa chiều. Cung cấp đủ calo và năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng bánh để ăn sáng do bữa sáng khá quan trọng và cần nhiều năng lượng nhất.
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết
Trong bột làm bánh bao có chứa rất nhiều khoáng chất như photpho, mangan,…là nguyên tố thiết yếu vi lượng cần cho sự phát triển của cơ thể.
Ngoài ra, với mỗi loại bánh bao nhân khác nhau, bạn lại được cung cấp thêm các chất cần thiết khác ví dụ như sắt, vitamin B6, B12 có nhiều trong bánh bao thịt hay vitamin A, axit nicotinic, chất xơ, đồng và kẽm có thể được tìm thấy trong các loại bánh bao nhân ngọt, bánh chay,… Lớp vỏ bánh bao thơm mềm cũng là nguồn cung enzym giá trị và cần thiết cho mọi cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Trong số các món ăn có chứa tinh bột như cơm, bánh mì, bún phở,… thì bánh bao thuộc nhóm “lành mạnh” và ít calo nhất khi không sử dụng dầu mỡ, không dùng quá nhiều vị gia và đặc biệt được làm chín bằng hơi. Xuất hiện trong nhiều thực đơn giảm cân của các chị em, loại bánh này không chỉ ăn vừa ngon, vừa cung cấp lượng calo đầy đủ mà còn có nhiều hương vị để thay đổi làm cho bữa ăn của những người eatclean thêm phong phú và đa dạng màu sắc. Đặc biệt, khi ăn bánh bao chay bạn sẽ có cảm giác nhanh no, quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh chóng vừa giảm cân nhanh vừa không bị mệt.
Một số lưu ý khi ăn bánh bao
Tuy có nhiều lợi ích vượt trội đối với cơ thể, bạn cũng nên lưu ý cách ăn bánh bao sao cho đúng để không bị “phản tác dụng”:
- Không ăn quá nhiều bánh bao vào buổi tối (vượt quá 300 kcal) sẽ rất dễ gây tích mỡ béo phì.
- Thỉnh thoảng mới nên thay bánh bao cho bữa chính để đổi vị, không nên thay thế thường xuyên.
- Đối với những người đang giảm cân, bạn nên chọn những loại bánh bao ít calo như bánh chay hoặc những loại nhân lành mạnh như bánh khoai môn, bánh nhân cốm,… chứ không nên ăn những loại nhân đạm nhiều calo như bánh xá xíu hay phô mai nhé.
- Để bánh bao xốp mềm chuẩn vị, khi hấp bạn nên sử dụng hơi nóng và lựa chọn hấp hơi cách thủy thay vì lò vi sóng nhé.
- Không làm bánh bao hay ăn bánh bao làm từ những loại bột đã để lâu.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm: tủ hấp bánh bao giúp tối ưu quá trình hấp bánh cũng như giúp cho sản phẩm trở lên thơm, ngon hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích và thú vị về bánh bao mà chúng tôi thu thập được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “ăn bánh bao có tốt không?” nhé!