Tủ nấu cơm là 1 thiết bị quan trọng, nằm trong hệ thống dụng cụ bếp công nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng khó có thể tránh khỏi những hỏng hóc. Vì vậy, hôm nay Nguyên Khôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách sửa chữa tủ nấu cơm công nghiệp đơn giản. Để từ đó, bạn có thể tự sửa chữa nhanh chóng, tránh làm ảnh hưởng, gián đoạn công việc, KÉO XUỐNG ĐỌC NGAY!!!
Gợi ý 5 địa chỉ sửa chữa tủ nấu cơm công nghiệp uy tín
Tủ cơm của bạn đang bị hỏng lỗi nghiêm trọng? Vậy thì hãy tìm đến 1 trong số các cơ sở sửa chữa tủ nấu cơm công nghiệp uy tín dưới đây.
1. Công ty TNHH Nguyên Khôi
Hiện nay, Nguyên Khôi được biết đến là địa chỉ phân phối, bảo hành và sửa chữa tủ cơm công nghiệp số 1 Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm do công ty cung cấp đều được bảo hành chính hãng 12 tháng và hỗ trợ bảo trì trọn đời. Chính vì thế, mọi quý khách hàng đều có thể yên tâm sử dụng.
Cơ sở 1: Số 368 P. Trần Điền, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở 2: Số 1 Cầu Ông Đụng, Đường Hà Huy Giáp, Quận 12, TPHCM. Cơ sở 3: 1066 – QL 51 Tổ 3 – Ấp Đồng- xã Phước Tân – Tp Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Cơ sở 4: TT Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình.
2. Công ty TNHH An Việt Phát
An Việt Phát là công ty uy tín, đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm nay. Doanh nghiệp này vừa đảm nhiệm sửa chữa tủ cơm công nghiệp, vừa phân phối phụ kiện tủ cơm hàng đầu Việt Nam. Mọi thiết bị, sản phẩm đều có sẵn để xử lý cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, quý khách có thể yên tâm khi tới đây. Ngoài ra, nếu không tiện thì bạn hãy gọi đến tổng đài, nhân viên kỹ thuật sẽ đến trực tiếp để hỗ trợ.
3. Linh kiện bếp Đức Thành (Sửa bếp 24h)
Đây là 1 trong những đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa tủ nấu cơm. Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, công ty sẽ đến khảo sát trực tiếp. Sau đó tư vấn nhiệt tình và báo giá niêm yết cụ thể để khách hàng được biết. Đặc biệt, giá tại đây rất phải chăng, nằm trong khả năng chi trả nhiều người.
4. Công ty TNHH Thành Phát
Bếp Thành Phát chuyên cung cấp dịch vụ sửa tủ hấp cơm công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, công ty luôn làm hài lòng mọi khách hàng. Đặc biệt, sau khi sửa chữa còn được bảo hành từ 3 – 12 tháng tùy bộ phận nữa.
5. Công ty cổ phần Vinakitchen
Nếu muốn sửa chữa tủ cơm công nghiệp thì chắc chắn không thể không nhắc đến công ty Vinakitchen. Tại đây, quý khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất, mọi vấn đề hỏng hóc đều được giải quuyết. Tuy nhiên, giá dịch vụ cũng tương đối cao nên thường phù hợp với các nhà hàng, bếp ăn quy mô.
Nhận diện lỗi và cách sửa chữa tủ nấu cơm công nghiệp
Nếu tủ hấp cơm công nghiệp không phát sinh vấn đề nghiêm trọng, rơi vào 1 số lỗi dưới đây. Thì quý khách có thể tự khắc phục tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Cùng tham khảo nội dung phía dưới để nhận diện lỗi và biết cách sửa chữa tủ nấu cơm công nghiệp nhé!
Lỗi thường gặp ở tủ cơm công nghiệp điện
Tủ nấu cơm điện là sản phẩm vận hành làm nóng bằng hệ thống thanh nhiệt. Chúng sử dụng điện năng để chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng. Hãy cùng xem một số lỗi và cách khắc phục của dòng thiết bị này!
1. Aptomat bị hỏng
Nguyên nhân: Do hệ thống điện không ổn định, dòng điện cung cấp chập chờn. Hoặc do các đầu nối bị hở mạch và chập vào nhau dẫn đến tủ cơm chập. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc tủ bị rò rỉ điện làm cho aptomat hoạt động không ổn định và bị hỏng.
Cách khắc phục: Khi aptomat bị hỏng thì bạn hãy mua mới và thay thế theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Tháo mặt ốc của aptomat cũ ra, đồng thời nới lỏng các đường dây điện.
-
Bước 2: Xác định hướng vị trí bật tắt của aptomat, có thể để hướng bật về đầu ra của thiết bị, hướng tắt về đầu cấp của nguồn điện. Lắp dây điện (pha lửa, pha mát) vào hướng tắt. Tiếp theo, lắp dây điện (pha lửa, pha mát) ra thiết bị hướng bật.
-
Bước 3: Lắp mặt ốp vào aptomat mới vào và bật thử lên kiểm tra là xong.
2. Nước không nóng
Nguyên nhân: Nếu bạn đã cấp nguyên liệu trong 1 thời gian dài nhưng nước vẫn không nóng. Vậy thì có thể vấn đề nằm ở hệ thống gia nhiệt hoặc do nguồn nhiên liệu không đủ.
Cách khắc phục:
Khi đã phát hiện ra lý do thì bạn tiến hành xử lý theo đúng nguyên nhân đó. Cụ thể:
- Dùng đồng hồ Megohmmeter để đo và kiểm tra xem nguồn điện có đủ không, có ổn định không. Còn với nhiên liệu gas thì xem bình còn nhiều hay chuẩn bị hết?
- Bạn có thể tạm thời rút hết nước trong khoang chứa, và kiểm tra xem thanh nhiệt, pép đốt có nóng không bằng máy đo nhiệt độ.
3. Cơm bị sượng
Nguyên nhân: Hiện tượng cơm sống, cơm bị sượng xuất phát từ nguyên nhân nhiệt không đủ. Khi đó, hãy kiểm tra lại xem nước có nóng không theo cách trên. Nếu không phải thì hãy xem tủ có bị rò rỉ nhiệt ở đâu không, đặc biệt là phần gioăng cao su.
Cách khắc phục: Khi phát hiện bộ phận gioăng xuống cấp, gây hở nhiệt thì cần mua mới và thay thế. Việc chọn mua cũng khá tiện lợi, dễ dàng tìm được ở các cửa hàng đồ điện hoặc tại nơi phân phối tủ cơm.
4. Thanh nhiệt bị bám cặn xi
Nguyên nhân: Do nguồn nước bạn sử dụng không sạch, bị vôi hóa. Đồng thời kết hợp với việc vệ sinh kém dẫn đến tình trạng này. Hậu quả sẽ làm giảm khả năng gia nhiệt, thậm chí là hỏng thanh nhiệt.
Cách khắc phục: Trong trường hợp cặn xi bám ít thì có thể tiến hành vệ sinh sạch sẽ lại thanh nhiệt. Dùng thêm dụng cụ hỗ trợ để lấy bỏ mảng bám. Tuy nhiên, nếu cặn xi đã quá nhiều, bám kín thì tốt nhất là quý khách nên thay mới hoàn toàn thanh điện trở (thanh nhiệt) để đảm bảo hiệu quả công việc.
5. Nước cấp không vào
Nguyên nhân: Có 2 lý do giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, do nguồn nước, bể chứa bị cạn. Thứ hai, do phao cấp nước đã bị hỏng, chúng không hoạt động để mở van cấp tự động bên trong tủ.
Cách khắc phục: Tiến hành kiểm tra bể chứa xem còn nước không. Nếu không hãy bơm nước cho nó, còn nếu chúng vẫn còn thì vấn đề nằm ở phao cấp. Lúc này, bạn phải tìm mua loại tương tự ở cửa hàng hoặc tại địa chỉ phân phối tủ cơm về thay thế. Với giá chỉ dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ là bạn đã đảm bảo tủ vận hành trơn tru, cấp nước đầy đủ.
6. Tay khóa cửa bị kẹt
Nguyên nhân: Do tay khóa cửa tủ cơm bị gãy dẫn đến khó mở. Ngoài ra, còn có thể vì cánh cửa cong vênh bởi va đập từ trước.
Cách khắc phục: Thay mới khóa cửa hoặc tháo ra để điều chỉnh lại vị trí cho phù hợp, thuận tiện thao tác. Còn trong trường hợp do cánh cửa cong vênh, bạn phải tháo toàn bộ cánh cửa rồi nắn chỉnh, lắp đặt lại cho đúng.
Lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm bằng gas
1. Có mùi gas hoặc pét đốt không ra lửa
Nguyên nhân: Với những tủ nấu cơm dùng gas, nếu pép đốt đã đánh nhưng không ra lửa. Rất có thể là do bạn đã để bụi bám vào điểm tiếp xúc giữa đánh lửa và ống gas. Khiến chúng bị tắc nghẽn và không thể đánh lửa được. Còn vấn đề xuất hiện mùi gas là do bị rò rỉ ống dẫn.
Cách khắc phục: Bạn hãy ra tiệm bán đồ bếp gas, mua giấy nhám về và tiến hành vệ sinh pép đốt thật kỹ. Chú ý, có thể ngắt kết nối nhiên liệu, lấy các khay đựng thực phẩm ra và cho tủ nằm xuống để vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, kiểm tra thật kỹ và thay thế đường dẫn khí gas nhé.
2. Lửa không đều, yếu
Nguyên nhân: Đối với tủ gas, nhiều khách hàng còn gặp phải tình trạng lửa yếu, không đều. Theo nghiên cứu và tìm hiểu của các kỹ sư Nguyên Khôi, thì tình trạng này là do chất bẩn bám vào bộ đốt hoặc dầu đốt đã quá cũ.
Cách khắc phục: Bạn nên tiến hành vệ sinh, dùng bàn chải và kim loại nhọn để cọ. Còn nếu do dầu cũ thì hãy mua tại các cửa hàng bán bếp gas và thay mới.
3. Van đánh lửa magneto hỏng
Nguyên nhân: Quá trình sử dụng bạn vặn van đánh lửa quá mạnh khiến chúng dần bị hỏng. Ngoài ra, có thể vì trong quá trình chế biến, tay người dùng bẩn mà vẫn thao tác, chạm vào và sau đó nó không được vệ sinh lại khiến bộ phận nhanh xuống cấp.
Cách khắc phục: Khi van đánh lửa hỏng thì bạn phải ra cửa hàng chuyên dụng mua mới về và lắp đặt lại. Việc mua bộ phận này không khó, bởi chúng cũng tương tự như các núm vặn bếp gas mà thôi.
4. Gioăng cao su hở
Nguyên nhân: Do thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao nên sau 1 thời gian sử dụng, gioăng cao su bị dãn, rách. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể vì bạn thao tác đóng mở quá mạnh khiến bộ phận này bị lệch khỏi vị trí dẫn đến hở.
Cách khắc phục:
- Nếu bị rách, dãn: Bạn hãy đi mua mới tại các cửa hàng cung cấp phụ kiện tủ cơm và tự mình thay thế. Cách thực hiện không quá khó, chỉ cần dùng keo, silicon để gắn lại vào đúng vị trí cũ.
- Nếu bị lệch: Căn chỉnh và tiến hành dán lại là xong.
5. Rò rỉ đường dẫn nước
Nguyên nhân: Do đường dẫn ống nước chất lượng kém, dùng lâu ngày bị bục, vỡ gây ra rò rỉ.
Cách khắc phục: Bạn hãy dò tìm vị trí ống nước bị hở nằm ở đâu. Sau đó bít kín lại hoặc thay mới. Cách thức thay thế cũng tương tự như lúc bạn kết nối đường ống nước khi mới mua sản phẩm về.
6. Tủ bị thoát hơi nhiệt khi nấu
Nguyên nhân: Tủ cơm bị thất thoát nhiệt biểu hiện qua việc hơi nước thấm ra ngoài, cửa tủ bị xì hơi. Trong trường hợp đó, lớp gioăng cao su viền cửa đã bị giãn, hở hoặc lệch.
Cách khắc phục:
- Nếu bị bong: Chỉ cần dùng keo, silicon chất lượng dán lại là được. Chú ý phải để keo khô hoàn toàn rồi mới sử dụng thiết bị.
- Nếu bị lệch: Tiến hành điều chỉnh để chúng vào đúng khớp.
- Nếu bị giãn, xẹp do dùng lâu: Hãy gỡ ra, mua mới và thay thế.
Báo giá chi phí sửa chữa tủ hấp cơm công nghiệp
Qua phần tìm hiểu về các lỗi ở trên, vậy chi phí sửa tủ nấu cơm công nghiệp có đắt không? Để giải đáp chi tiết, mời bạn xem bảng báo giá cụ thể được Nguyên Khôi tổng hợp dưới đây.
Dịch vụ thay thế |
|
Bộ phận | Báo giá |
Gioăng cao su | 400.000 – 450.000 VNĐ |
Khóa cửa | 180.000 – 250.000 VNĐ |
Pép đốt | 600.000 – 800.000 VNĐ |
Thanh nhiệt | 400.000 – 500.000 VNĐ |
Đường ống nước | 100.000 – 150.000 VNĐ |
Aptomat | 300.000 – 500.000 VNĐ |
Van đánh lửa | <100.000 VNĐ |
Dịch vụ vệ sinh linh – phụ kiện | |
Hệ thống gia nhiệt | 200.000 VNĐ |
Buồng hấp nấu | 150.000 VNĐ |
Toàn bộ thiết bị | 300.000 VNĐ |
***Chú ý: Giá bán trên có thể thay đổi theo từng đơn vị cung cấp và thời điểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ hữu ích để sửa tủ nấu cơm công nghiệp. Nguyên Khôi hi vọng sẽ phần nào giúp ích được cho bạn, chúc quý khách buôn may bán đắt!