Kinh doanh quán nhậu là mô hình kinh doanh nhận được sự quan tâm của nhiều người, là mô hình mang lại doanh thu, lợi nhuận đáng kể. Với thực đơn món ăn đa dạng, không gian rộng rãi cùng mức giá phải chăng thì việc kinh doanh quán nhậu thu hút được rất nhiều tệp khách hàng. Theo dõi hết bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu thành công, hút khách, thu hồi vốn nhanh nhé.
Đôi nét về mô hình kinh doanh quán nhậu
Quán nhậu được xem là một điểm đến không chỉ được các đấng mày râu chọn lựa mà ngay cả các chị em phụ nữ cũng thích đến đây. Với tiềm năng kinh doanh lớn như vậy, ngày càng có nhiều quán nhậu mọc lên và đa dạng hóa mô hình kinh doanh, từ quán ốc, quán lẩu, quán nướng cho đến quán nhậu hỗn hợp,…
Khách hàng có nhu cầu ngày càng tăng và cũng khác nhau, điều này đặt ra thách thức trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu quán nhậu của bạn thực sự ngon, giá cả hợp lý và dịch vụ chất lượng, bạn hoàn toàn có thể thu hút một lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, mô hình kinh doanh quán nhậu được đánh giá là mang lại thu nhập khá tốt định và dễ thu hồi vốn. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định tham gia vào lĩnh vực này, đó là một ý tưởng đáng xem xét.
Kinh doanh quán nhậu cần bao nhiêu vốn
Khi kinh doanh quán nhậu, rất khó để xác định nguồn vốn, nhưng bạn cần có một tiềm lực kinh tế vững chắc. Việc chi bao nhiêu vốn cho quán nhậu cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ví dụ, bạn muốn mở quán nhậu với quy mô rộng, phục vụ lượng khách hàng lớn thì cần thuê mặt bằng rộng, tất nhiên chi phí sẽ cao; bạn muốn thuê nhân viên giàu kinh nghiệm thì lương cũng sẽ cao hơn bình thường; hoặc chi phí thuê đầu bếp,.. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định kinh doanh quán nhậu.
Kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị những gì?
Nguồn vốn
Khi kinh doanh quán nhậu bạn nên chuẩn bị cho mình một nguồn vốn vững chắc, bên cạnh chuẩn bị cho những chi phí cần thiết như tiền thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí không gian, sắm bàn ghê, các công cụ, thiết bị, tủ mát, tủ đông, bếp nấu, tiền lương nhân viên,…còn có rất nhiều khoản chi phí phát sinh khác. Ngoài ra, còn phải dự trữ phí duy trì trong khoảng 2-3 tháng đầu vì thời gian đầu quán sẽ ít khách.
Tuyển nhân viên
Nếu bạn bắt đầu kinh doanh một quán nhậu nhỏ, bạn chỉ cần có một nhân viên phục vụ kiêm thu ngân, một đầu bếp và một nhân viên trông xe. Khi có nhu cầu mở rộng quy mô hoặc khi số lượng khách hàng tăng lên, bạn có thể tăng cường nhân sự thêm vào sau này.
Đăng ký giấy tờ pháp lý
Để bắt đầu kinh doanh quán nhậu, bạn cần đến Phường hoặc xã nơi bạn kinh doanh để hoàn tất các thủ tục pháp lý và xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn mở một quán nhậu phổ thông, bạn sẽ phải đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên, nếu quán nhậu của bạn có quy mô lớn, vốn đầu tư cao và số lượng nhân viên nhiều, bạn sẽ cần đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên hoặc Công ty TNHH tùy thuộc vào sự lựa chọn và đăng ký của bạn.
Marketing, tiếp thị quảng cáo
Trước ngày khai trương, bạn nên cung cấp hình ảnh, thông tin quán lên các trang mạng xã hội để nhiều người biết đến. Đồng thời xem và chọn ngày tốt hợp với tuổi để trai trương. Chuẩn bị hoa, băng rôn, các chương trình khuyến mãi như đi 2 tặng 1, đi 4 tính tiền 3 cùng với những hóa đơn giảm giá,..
Xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc mở quán ăn, quán nhậu chính là có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ để các cơ quan pháp lý tới kiểm tra, nó còn giúp khách an tâm khi đến quán.
Chứng chỉ an toàn thực phẩm có thời hạn là 3 năm kể từ ngày đơn vị chính thức bắt đầu hoạt động. Trường hợp cơ sở nào vi phạm các quy định, họ sẽ bị phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm. Mức phạt có thể từ cảnh cáo đến đóng cửa cơ sở, với mức phạt tối đa là 200 triệu đồng.
Bí kíp kinh doanh quán nhậu thành công
Món ăn chuẩn khẩu vị từng miền
Món ăn ngon, hợp khẩu vị chính là yếu tố tạo nên sự thành công của quán nhậu. Giữa muôn vàn quán nhậu khác nhau, bạn hãy tạo ra những món ăn với phong cách và hậu vị riêng biệt. Ví dụ như bạn mở quán nhậu ở khu vực miền Trung, khẩu vị của người dân nơi đây chính là thích ăn nhiều ngọt và hơi cay,… Nắm được sở thích vùng miền cũng là yếu tố giúp bạn thành công đến 80% rồi. Nếu bạn trực tiếp làm đầu bếp cho quán nhậu của mình, bạn không chỉ hiểu khẩu vị và sở thích của khách hàng mà còn tiết kiệm chi phí.
Giá thành hợp lý
Khi kinh doanh quán nhậu bình dân, có thể bạn sẽ lãi nhiều ở đồ uống. Tuy món ăn ngon không lãi nhiều nhưng lại là yếu tố giúp quán bạn thu được lượng khách ổn định, đảm bảo doanh thu đều đặn. Nếu như được ăn món ngon với đồ uống hợp lý, khách hàng sẽ nhớ mãi mà đến thường xuyên.
Không ai có thể phủ nhận rằng ai cũng thích nhận ưu đãi khi ăn uống – điều này rất phổ biến trong kinh doanh hàng quán. Khuyến mãi có thể kích thích nhu cầu ăn uống thông qua các hình thức như: mua 5 món được tặng 1 món, giảm giá 10% trên tổng hóa đơn, giảm giá 15% trong dịp sinh nhật, hay các chương trình giảm giá đặc biệt trong khung giờ vàng.
Sẵn sàng xử lý tình huống phát sinh
Trong các quán nhậu thường xảy ra các tình huống mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các khách hàng hoặc giữa khách hàng và nhân viên.
Vì vậy, việc hướng dẫn và đào tạo nhân viên về cách giữ bình tĩnh trong những tình huống cụ thể là rất quan trọng. Nhân viên cần được trang bị kỹ năng xử lý tình huống và biết cách liên hệ với cơ quan chức năng khi có vấn đề xảy ra. Để tránh xung đột giữa các nhóm khách hàng, việc thiết kế và bố trí các phòng và đồ nội thất cho từng nhóm khách hàng khác nhau là một điều cần thiết.
Thay đổi linh hoạt theo xu hướng và nhu cầu khách hàng
Nắm được nhu cầu của khách hàng, giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn. Ví dụ như không gian rộng, menu đa dạng, đặc biệt giá cả phải chăng cũng là yếu tố đang kể quyết định quán có kinh doanh ổn định không? Tại Hà Nội khách có thể đi hàng chục km để đến quán quen, họ uống nhiều và đứng dậy nhanh, không ngồi lâu trò chuyện như người Sài Gòn.
Đa dạng loại hình kinh doanh “mùa nào thức nấy”: mùa đông có thể kinh doanh lẩu nướng, mùa hè có thể kinh doanh bia và đồ nhậu.
Đối với việc kinh doanh bất cứ ngành nghề nào không chỉ kinh doanh quán nhậu ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích hơn khi kinh doanh hàng quán.