Tôm bị đen đầu có ăn được không? Là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, hiện tượng này không hiếm gặp nhưng bạn nên hiểu sâu về vấn đề này. Bài viết dưới đây, Nguyên Khôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như mách bạn cách bảo quản tôm không bị đen đầu.
Tôm bị đen đầu có ăn được không?
Khi tôm chết dưới nước, cơ thể chúng bắt đầu trải qua quá trình oxi hóa tự nhiên. Một phần quan trọng của quá trình này xảy ra ở đầu tôm, nơi mà polyphenol oxidase – thành phần này có khả năng oxi hóa cực mạnh.
Enzyme này kích hoạt hoạt động của tyrosine, một enzyme tham gia vào việc sản xuất melanin – chất làm cho da tôm đen. Do đó, đầu tôm bắt đầu đen lại và màu sắc của nó ngày càng trở nên đậm màu theo thời gian.
Vậy, câu hỏi đặt ra, tôm bị đen có ăn được không? Câu trả lời là có. Vì việc tạo ra melanin ở đầu tôm không tác động gì đến hương vị mà chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nhưng nếu phần đầu này có mùi, chảy nước thì không nên ăn vì tôm đã hỏng rồi bạn nhé.
Kinh nghiệm chế biến giúp tôm không bị đen đầu
Để khi chế biến tôm không bị đen đầu, dưới đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục được vấn đề này.
Lựa chọn tôm tươi
Khi tôm bị “ngất” hoặc chết, phần đầu mới bắt đầu trải qua quá trình oxi hóa và đen lại. Trái lại, tôm tươi sống không thể bị tình trạng này.
Khi chọn mua tôm, nên ưu tiên tìm đến những hàng mới về, tôm còn nhảy và bật tanh tách là được.
Quan sát phần thân của tôm là quan trọng, đây là yếu tố bạn có thể quan sát bằng mắt. Nếu màu xanh ngả xám và màu sắc đồng nhất từ đầu đến chân, điều này chứng tỏ tôm còn tươi. Đồng thời, tránh chọn những con có đầu 1 đằng, chân 1 nẻo vì có thể là dấu hiệu của việc đánh bắt từ lâu.
Sơ chế ngay sau khi mua về
Để hạn chế tôm bị đen đầu, ngay sau khi mua về bạn nên chế biến ngay, bởi lúc này tôm vẫn còn “tỉnh”. Khi làm sạch tôm, bạn hãy loại bỏ phần giáp ở phía đầu tôm, sau đó luồn kéo và móc túi chứa chất thải của tôm ra khỏi đầu.
Chần tôm sơ qua
Enzyme tyrosine là một chất có hoạt tính sinh học, chỉ hoạt động trong môi trường khi tôm còn sống và thời điểm đầu của quá trình chết đi. Chính vì đặc tính này, ta có thêm một mẹo nhỏ để ngăn chặn tình trạng tôm đen đầu: chần tôm trong nước nóng. Điều này giúp ngăn chặn enzyme sản sinh ra melanin hoạt động, từ đó giảm thiểu khả năng tôm bị đen đầu.
Nếu bạn là hộ kinh doanh quán ăn với số lượng tôm cần chần sơ qua có thể cho vào tủ nấu cơm hấp khoảng 5 phút rồi bỏ ra cũng giúp tiết kiệm thời gian mà tôm vẫn giữ được đủ chất dinh dưỡng.
Ngâm tôm vào nước lạnh sau khi chần qua
Để tôm chắc thịt, giòn dai, sau khi chần tôm với nước nóng, bạn nên vớt tôm và ngâm trong nước đá lạnh khoảng nửa tiếng. Sau đó có thể chế biến ngay hoặc lưu trữ ở ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ đông.
Mẹo bảo quản tôm không bị đen đầu
Nếu bạn muốn bảo quản tôm từ 2 đến 3 tháng có thể chuẩn bị một hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh, cho tôm vào hộp nhưng chỉ chiếm khoảng 40%, sau đó, đổ nước vào cho đến khi tôm bị chìm dưới nước rồi đậy chặt nắp. Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh và bảo quản, chất lượng tôm vẫn giữ nguyên như lúc đầu.
Nếu muốn bảo quản tôm trong vòng 2 tuần, sau khi làm sạch tôm có thể trộn tôm và muối với nhau sau đó đậy nắp và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Độ tươi của tôm vẫn được nguyên vẹn.
Cuối cùng, bạn có thể bảo quản tôm bằng cách hút chân không. Lượng oxy bị hút hết và quá trình oxy quá bị ngưng hoàn toàn. Đây cũng là cách bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nữa.
Hy vọng với những chia sẻ của Nguyên Khôi về tôm bị đen đầu có ăn được không cũng như cách sơ chế, bảo quản tôm không bị đen đầu đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để biết thêm nhiều mẹo hay hơn nhé.