Bé không cần phải ăn cháo nữa nhưng cũng chưa thể ăn được cơm? Nên cho bé ăn gì thì hợp lý? Tham khảo ngay tổng hợp chia sẻ bí kíp cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm đúng chuẩn, cho bữa cơm của bé thêm phần hấp dẫn và ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ từ nhiều hội nhóm dưới đây:
Nên nấu cơm nát cho bé ăn dặm khi nào?
Thông thường khi bé đủ 01 năm tuổi trở lên thì các mẹ sẽ bắt đầu tập ăn dặm bằng cơm nát cho bé trước khi ăn cơm như người lớn. Tùy khả năng ăn thô của mỗi bé mà các mẹ sẽ xác định thời gian để bé ăn cơm nát. Việc ăn cơm nát này sẽ tập dần cho bé thói quen và khẩu vị để ăn cơm thường, tốt hơn cho quá trình phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hóa của bé.
[Chia sẻ] #3 cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm NGON và DINH DƯỠNG
Nấu cơm nát cho bé ăn dặm không khó nhưng cách nấu như nào để nhanh chóng và tiện lợi cho bữa ăn của cả mẹ và bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Việc nấu một nồi cơm nát riêng cho bé và một nồi cơm thường cho mẹ và người lớn trong nhà có thể gây bất tiện và lỉnh kỉnh. Nhất là trong thời gian chăm bé thì các mẹ luôn phải sắp xếp công việc cho hợp lý để vừa có thể chăm sóc tốt cho bé lại vừa có thể chăm sóc tốt cho cả gia đình.
Giải pháp nào là tốt nhất? Có cách nấu cơm nát chuẩn và tiện cho cả mẹ và bé không? Tham khảo ngay mẹo nấu cơm nát ngon, nhanh và tiện được chia sẻ rầm rộ trên các hội nhóm bỉm sữa:
Cách 1: “1 nồi – 2 lòng” – nấu cơm nát cho bé ăn dặm tiện lợi và nhanh chóng
Đây là một trong những cách được nhiều bà mẹ áp dụng nhất. Bởi cách này có thể giúp các mẹ vừa nấu được cơm nát cho bé vừa nấu được cơm thường cho gia đình. Trong cách nấu này có tới 02 phương thức để bạn lựa chọn khi thực hiện:
Phương thức thực hiện 1
- Các mẹ sẽ vo gạo và chắt nước rồi nấu cơm chung cho cả nhà như thường.
- Khi nồi cơm điện gần bật nút và chuyển sang chế độ hâm nóng (lúc này áp suất trong nồi cơm đã giảm, hơi nóng không còn bốc lên nhiều như lúc đang sôi) thì ngắt điện nồi cơm và mở nắp từ từ để hơi nóng không xộc vào người đột ngột.
- Lấy một bát con cơm ra theo khả năng ăn của bé.
- Đổ thêm nước vào bát con vừa lấy và cắm điện nồi cơm, bật nút nấu lần nữa.
- Khoảng 5 – 10 phút sau khi nồi bật nút thì đã có được cơm ăn cho cả bé và gia đình.
Phương thức thực hiện 2
- Mẹ sẽ vo gạo và chắt nước như trên.
- Lấy 02 thìa canh gạo đã vo ra cho vào 01 cái bát nhỏ và đổ 1/3 bát nước vào bát con gạo đó. (lượng gạo này sẽ tạo ra nửa bát cơm như người lớn, tùy sức ăn của bé để điều chỉnh lượng gạo và nước tương ứng).
- Đong nước cho nồi cơm gia đình ở mức vừa phải.
- Đặt nguyên bát con gạo trên vào trong nồi nấu cơm điện của gia đình.
- Bật nút nấu nồi cơm điện. Đến khi cơm của cả nhà chín thì cơm nát cho bé cũng được nấu hoàn thiện.
Lưu ý: Bát con cơm nát cho bé khi nấu là loại được làm bằng sứ, thủy tinh hoặc inox để đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của cơm nát để bé dặm.
Cách 2: “1 nồi – 2 phần”
Cách làm này có thể không đạt hiệu quả cao như cách trên nhưng thời gian thực hiện sẽ nhanh hơn 1 chút.
- Vo sạch gạo và chắt nước vo gạo.
- Đổ nước vào nồi nhiều hơn 1 chút so với khi đong nước nấu cơm thường.
- Vun 1 bên nồi gạo cho cao lên và một góc còn lại thấp.
- Với cùng lượng nước trong nồi, khi cơm chín thì một góc gạo thấp hơn sẽ nhão hơn phần còn lại. Đó chính là phần cơm nát cho bé.
Cách 3: “2 nồi – 2 lần”
Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm thứ 2 này cũng có 2 phương thức thực hiện:
Phương thức thực hiện 1
- Nấu cơm gia đình như bình thường.
- Khi cơm chín thì xới cơm cho ra bát con, đổ thêm nước và bọc kín lại.
- Cho bát cơm vào lò vi sóng và chọn chế độ nấu cao nhất trong 3 phút.
- Hết 3 phút, cơm nát ăn dặm cho bé được hoàn thiện.
Lưu ý: Nhiều chuyên gia cho rằng không nên làm cách này bởi khi được nấu trong lò vi sóng, cơm có thể bị thay đổi chất dinh dưỡng nên có. Vì vậy, nếu quên nấu cơm nát cho bé thì mới “chữa cháy” nhanh bằng phương thức này.
Phương thức thực hiện 2
- Nấu cơm gia đình như bình thường.
- Khi cơm chín thì xới cơm cho ra nồi nhỏ và cho thêm nước.
- Đặt nồi nấu trên bếp, đun với lửa nhỏ khoảng 05 phút.
- Sau 05 phút thì tắt bếp, đậy nắp nồi lại và ủ thêm 05 phút nữa. Cơm sẽ chín nát, vừa mềm, vừa ngon.
Gợi ý 10+ thực đơn cơm nát ăn dặm cho bé cực ngon, hấp dẫn, dinh dưỡng
Dĩ nhiên là các mẹ sẽ không cho con ăn cơm nát không mà sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn khác. Các thức ăn này nên được làm từ các nguyên liệu chứa nhiều axit amin amino, vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác có tính chống viêm. Như vậy mới tốt cho sự phát triển và hoàn thiện thể chất cho trẻ nhỏ.
10+ thực đơn ngon và dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp các mẹ đổi bữa để bé không chán ăn:
Như vậy, các mẹ có thể vừa bỏ túi những bí kíp, cách nấu cơm nát ăn dặm cho bé vừa có được những thực đơn cụ thể để làm cho bé thưởng thức trong quá trình ăn dặm. Nếu các mẹ thấy những thông tin ở trên hữu ích thì đừng ngần ngại gì mà không chia sẻ cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm cho các mẹ khác, để cùng nuôi dạy con cái tốt hơn nhé!
Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại trang chủ của thiết bị bếp Nguyên Khôi: https://tunaucom123.com.vn/ để biết thêm nhiều thông tin lý thú hơn nhé