Skip to main content
khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-pc khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-mobile

6 loại chi phí mở quán cơm bình dân CẦN THIẾT bạn nên biết

Kinh doanh mở quán cơm bình dân được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chi phí mở quán cơm bình dân là bao nhiêu?”. Để trả lời chi tiết và đầy đủ nhất cho câu hỏi này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới cùng Nguyên Khôi nhé. 

Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn?

Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi nắm được điều này bạn sẽ có thể chuẩn bị đầy đủ và đầu tư hiệu quả nhất. Tùy vào từng mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến mức chi phí sẽ thay đổi khác nhau. Cùng Nguyên Khôi tìm hiểu nhé! 

Vốn dưới 50 triệu

Nếu bạn xác định kiểu mô hình kinh doanh quán bình dân, quy mô nhỏ. Đồng thời bán mang về là chủ yếu thì số vốn khoảng 50 triệu là hợp lý. Đặc biệt nếu bạn tận dụng được địa điểm tại nhà, không phải thuê thì sẽ dành ra được 1 khoản kha khá để đầu tư cho việc khác.

Quán cơm bình dân vốn 50 triệu, mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn
Quán cơm bình dân vốn 50 triệu

Vốn từ 50 – 100 triệu

Trong trường hợp, bạn muốn mở quán cơm bình dân giá rẻ, địa điểm đặt tại những nơi không gần trung tâm của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, … Thì ngân sách cần thiết chỉ dao động từ 50 – 100 triệu. Số tiền này sẽ đủ để bạn thuê mặt bằng, mua trang thiết bị và nguyên liệu để tiến hành kinh doanh. 

Quán cơm bình dân vốn 50 - 100 triệu, mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn
Quán cơm bình dân vốn 50 – 100 triệu

Vốn trên 100 triệu

Với số vốn lớn hơn – khoảng >100 triệu thì các bạn có thể nghĩ đến những mô hình kinh doanh lớn hơn. Thoải mái lựa chọn vị trí quán đẹp, gần các khu chung cư, trường học, tòa nhà văn phòng, … Hơn nữa, có thể thuê thêm nhân viên để phụ giúp nấu bếp, chạy bàn hay trông xe.

Quán cơm bình dân vốn trên 100 triệu, mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn
Quán cơm bình dân vốn trên 100 triệu

*Chú ý: Bạn có thể dựa vào ngân sách để quyết định quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, nếu xác định quá mức chi trả thì có thể đi “kêu gọi vốn” từ bạn bè, người thân hoặc ngân hàng. 

6 loại chi phí mở quán cơm bình dân không thể thiếu

Qua những thông tin vừa tìm hiểu ở trên, vậy trên thực tế mở quán cơm bình dân cần phải chi trả cho những chi phí nào? Sau đây là 6 chi phí cần thiết để kinh doanh quán cơm bình dân mà bạn phải chuẩn bị.

Mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là vị trí bạn đặt quán, nó quyết định tới lượng khách và doanh thu của quán. Chính vì vậy, khâu lựa chọn mặt bằng cực kỳ quan trọng. Chúng phải đáp ứng tiêu chí:

  1. Phù hợp với tập khách hàng mục tiêu (học sinh, công nhân, nhân viên văn phòng).
  2. Tiếp cận được với tối đa số lượng khách hàng tiềm năng.
  3. Vị trí dễ dàng tìm kiếm.
  4. Rộng rãi, thoáng mát và không gian xung quanh vệ sinh sạch sẽ.
Chi phí cho mặt bằng kinh doanh, Chi phí mở quán cơm bình dân
Chi phí cho mặt bằng kinh doanh

Thông thường, địa điểm lý tưởng để mở một quán cơm bình dân là nơi đông dân cư, gần trường học, công ty và bệnh viện. Nếu có thể, bạn hoàn toàn có thể tận dụng căn nhà của mình làm nơi kinh doanh để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, nếu không có thì bạn buộc phải đi thuê. Lúc đó bạn phải chuẩn bị 1 khoản phí chi trả.

Theo khảo sát của Nguyên Khôi, một mặt bằng trong ngõ thường có giá từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Còn với những địa điểm trung tâm, gần mặt đường thì chi phí có thể lên tới >10 triệu/tháng.

*Chú ý: Nếu có ít vốn, bạn có thể tìm người thuê cùng mặt bằng để tiết kiệm. Ví dụ, 1 người bán đồ ăn sáng, 1 người bán cơm trưa và đồ ăn buổi tối.

Chi phí mua bát, đũa và bàn ghế phục vụ thực khách

Để phục vụ khách hàng tốt nhất thì chắc chắn không thể thiếu được bát đũa, bàn ghế rồi. Ở khoản này, bạn không cần bỏ quá nhiều tiền. Vì với một quán cơm bình dân, khách hàng chủ yếu chỉ đến ăn nhanh gọn, tiện lợi. Vậy nên chỉ cần đồ dùng sạch sẽ, vệ sinh là được. Chi phí cho khoản này cũng không nhiều, bạn có thể chỉ cần từ 3 – 5 triệu đồng.

Chi phí mua bát, đũa và bàn ghế, Chi phí mở quán cơm bình dân
Chi phí mua bát, đũa và bàn ghế

Chi phí đầu tư trang thiết bị

Ngoài những vật dụng khách hàng dùng trực tiếp thì bạn còn phải trang bị thêm các cơ sở vật chất khác. Như dụng cụ chế biến, bếp nấu, quạt, … Những thứ này bạn nên mua đảm bảo chất lượng tốt, bền bỉ để kinh doanh hiệu quả. Tuyệt đối không nên ham rẻ mà mua sản phẩm cũ để về sau bị gián đoạn công việc. Chi phí tính toán cho mục này khoảng 10 – 20 triệu đồng. 

*Chú ý: Để mở quán cơm bình dân thì nhất định bạn phải sở hữu tủ cơm công nghiệp. Chúng vừa có kích thước nhỏ gọn, vừa có khả năng chế biến năng suất cao từ 12 – 72kg/mẻ. Từ đó, tiết kiệm chi phí, công sức và cả thời gian cho bạn. Để biết thêm thông tin cụ thể, bạn vui lòng liên hệ 079.222.1234, Nguyên Khôi sẽ trực tiếp giải đáp. 

Khả năng hấp nấu đa năng nhiều loại thực phẩm, Chế biến đa năng
Tủ nấu cơm chuyên dụng Nguyên Khôi

Chi phí nguyên liệu

Để nấu một món ăn ngon thì chất lượng nguyên liệu cực kỳ quan trọng. Nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng đang lo ngại với thực phẩm độc hại như hiện nay. Do đó, bạn cần chọn lựa nhà cung cấp uy tín, giá phải chăng để tạo được lòng tin cho khách hàng. Tuyệt đối không vì lợi nhuận mà đánh đổi, sẽ gây hậu quả về sau. 

Dự tính tiền hàng trung bình mỗi ngày cho 1 quán cơm phục vụ từ 50 – 100 suất ăn là khoảng 2 – 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vào thực đơn thêm các món ăn kèm, nước giải khát. Do vậy, ngân sách có thể lên đến 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Chi phí mua nguyên liệu chế biến, chuẩn bị nguyên liệu
Chi phí mua nguyên liệu chế biến

Nhân viên

Một mình bạn khó có thể làm được tất cả các công việc trong quán cơm. Vì vậy việc thuê thêm nhân viên là rất cần thiết. Một số vị trí có thể tuyển dụng như: chạy bàn, phụ bếp, trông xe, … Để có thể tiết kiệm nhất thì bạn hãy thuê nhân viên làm theo ca, trả lương theo giờ. Như vậy, tiền lương để thuê 1 nhân sự/tháng dao động từ 1 – 2 triệu. Tổng toàn bộ chi phí cho nhân sự khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Ngân sách trả lương nhân viên, Chi phí mở quán cơm bình dân
Ngân sách trả lương nhân viên

Chi phí khác

Ngoài những khoản phí chính cần trả ở trên, thì còn một số những chi phí khác bạn cần quan tâm. Có thể kể đến như tiền điện, nước, gas, khấu hao đồ vật và các chi phí marketing quảng bá cửa hàng. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị từ 10 – 20% vốn để làm ngân sách phòng trừ rủi ro.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân
Marketing quảng cao quán cơm trên facebook

Như vậy, tính ra tổng số tiền bạn cần bỏ ra để bắt đầu kinh doanh một quán cơm bình dân là khoảng 45 – 60 triệu đồng.

Kinh nghiệm sử dụng chi phí mở quán ăn bình dân hiệu quả cho bạn

Mở quán cơm bình dân cần đến số vốn từ 50 triệu trở lên. Thậm chí là phát sinh thêm nhiều chi phí nữa. Tuy nhiên nếu bạn tính toán cẩn thận, khéo léo thì tất cả sẽ trong tầm kiểm soát. 

Sau đây Nguyên Khôi sẽ cung cấp 1 số kinh nghiệm để bạn sử dụng chi phí hiệu quả nhất!

  • Lựa chọn và thuê những mặt bằng vừa phải, phù hợp với mô hình kinh doanh. Để tránh sử dụng không hết gây ra lãng phí, dư thừa. 
  • Cần tìm kiếm và hợp tác cùng nhiều chủ kính doanh khác để cùng thuê 1 thời điểm. Cụ thể, các bên sẽ chia nhau thời điểm bán, ví dụ như người bán buổi sáng, người bán buổi trưa, người bán buổi tối. 
  • Có thể phát triển mô hình bán đồ ăn thông qua các app để thiết kiệm chi phí mặt bằng. Thậm chí cách làm này còn hiệu quả hơn kiểu kinh doanh truyền thống. 
Kinh doanh bán đồ ăn qua app, ship đồ ăn
Kinh doanh bán đồ ăn qua app
  • Những dụng cụ trong quán có thể không cần quá đẹp, quá sang trọng mà chỉ cần đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh là được. 
  • Nguyên liệu chế biến bạn nên tìm ở những chợ đầu mối hoặc địa chỉ uy tín. Và nhớ là hợp tác lâu dài, lấy số lượng lớn để được thương lượng giá rẻ. Số lượng nguyên liệu không dùng hết phải bảo quản trong tủ lạnh. 
  • Việc thuê nhân viên bạn phải tính toán cẩn thận, chỉ thuê những vị trí cần thiết mà thôi. Như vậy mới không gây ra sự lãng phí, tốn kém ngân sách. 
  • Mua tủ nấu cơm chất lượng cao, giá tốt ngay tại xưởng sản xuất Nguyên Khôi. Điều này không chỉ cắt giảm chi phí đầu tư mà còn giúp tiết kiệm tiền điện, nhiên liệu về lâu dài.

Trên đây là những chi phí mở quán cơm bình dân và bí quyết sử dụng vốn hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn và chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh!

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn nhanh

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

0 đánh giá cho 6 loại chi phí mở quán cơm bình dân CẦN THIẾT bạn nên biết

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá 6 loại chi phí mở quán cơm bình dân CẦN THIẾT bạn nên biết
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn nhanh
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "chi phí mở quán cơm bình dân"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3