Skip to main content
khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-pc khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-mobile

Bí quyết mở quán cơm tấm thành công [với 200 triệu đồng]

Mở quán cơm tấm cần chuẩn bị những gì? Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người khi đang có dự định mở quán cơm. Nếu bạn cũng đang có kế hoạch kinh doanh bán cơm tấm thì hãy tham khảo những kinh nghiệm sau đây để tích lũy cho mình bài học kinh doanh nhé.

Kinh nghiệm mở quán cơm tấm
Lựa chọn địa điểm bán cơm tấm đẹp

Chi phí mở quán cơm tấm là bao nhiêu?

Khi chuẩn bị kế hoạch mở quán cơm tấm thì nguồn vốn mở quán sẽ luôn là phần khó khăn đối với những người chưa có kinh nghiệm. Vậy vốn đầu tư mở quán cơm tấm sẽ chi tiêu vào các khoản nào. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các bước mở quán cơm tấm cho bạn.

Chi phí thuê mặt bằng

Để mở quán cơm tấm thì bạn cần phải thuê mặt bằng đầu tiên. Diện tích tối thiểu để mở một quán cơm là  70 – 100 m2. Dựa vào khu vực thuê mặt bằng và các tỉnh thành mà giá thuê sẽ khác nhau. Giá thuê mặt bằng trung bình thường hiện nay sẽ dao động khoảng từ 5 – 10 triệu/tháng

Tuy nhiên, khi thuê mặt bằng các chủ nhà thường yêu cầu đặt cọc tối thiểu là 3 tháng. Như vậy, số tiền bạn phải chuẩn bị cho việc thuê mặt bằng bán hàng là khoảng 15 – 30 triệu.

Do đó, khi thuê mặt bằng bạn hãy nghiên cứu khảo sát thật kỹ lưỡng nhé. Đồng thời, khi ký kết hợp đồng phải đọc thật kỹ các điều khoản bên trong để đảm bảo quyền lợi của mình

Chi phí đầu tư thuê mặt bằng bán cơm tấm

Chi phí mua vật dụng bán hàng

Ngoài chi phí thuê mặt bằng bạn cần phải thêm một khoản tiền dự trù để mua các vật dụng hỗ trợ bán hàng như

  • Đầu tư các vật dụng để nấu nướng như tủ nấu cơm công nghiệp (giá bán từ 6 – 25 triệu đồng)
  • Đầu tư vật dụng để trưng bày và bảo quản món ăn như tủ bán cơm hay xe bán cơm tấm (giá bán 5 – 12 triệu đồng)
  • Đầu tư dụng cụ dự trữ như tủ lạnh và tủ mát (giá bán 10 – 15 triệu đồng)
  • Đầu tư mua bàn ghế, bát đũa, rổ giá đựng và các vật dụng khác: (giá bán 5 – 10 triệu đồng)
Chi phí đầu tư mua tủ cơm công nghiệp

Chi phí mua nguyên liệu thực phẩm

Chi phí mua nguyên liệu thực phẩm bạn cũng cần phải tính kỹ lưỡng. Biết rằng chi phí này sẽ phát sinh hằng ngày để đảm bảo luôn tươi mới. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tính toán kỹ lưỡng để từ đó đưa ra mức suất ăn giá bán hợp lý.

Chi phí thực phẩm cho quán cơm tấm
Chi phí thực phẩm cho quán cơm tấm

Chi phí mua nguyên liệu bao gồm: gạo, sườn, gia vị. Mức chi tiêu sẽ dao động từ 1 – 2 triệu/ngày

Chi phí thuê nhân công

Mở quán cơm tấm, khách hàng tập trung ăn nhiều nhất vào các giờ cao điểm trưa hoặc tối. Lượng khách vào quán sẽ ồ ạt tại một vài giờ nên bạn sẽ cần phải thuê nhân viên phục vụ chạy bàn, nhân viên hậu cần hỗ trợ công việc bếp núc

Tùy vào số lượng khách hàng vào quán mà bạn có thể thuê 1 hoặc 2, 3 nhân viên. Hình thức thuê có thể theo giờ  (giá thuê khoảng 10 – 20k/giờ) hoặc cố định theo tháng ( 3 – 5 triệu đồng)

Chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí trên thì quá trình mở quán cơm tấm sẽ còn phát sinh thêm một vài khoản chi phí khác như chi phí sửa chữa quán, chi phí duy trì hoạt động quán… Do đó bạn nên có thêm một khoản chi phí để dự trù để phòng trường hợp phát sinh khác

Kinh nghiệm mở quán cơm tấm đắt khách, lợi nhuận cực cao

Tìm địa điểm bán hàng đẹp

Địa điểm kinh doanh là yếu tố then chốt giúp cho quán cơm tấm của bạn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Do đó, khi tìm địa điểm bán hàng bạn nên bám sát vào đối tượng khách hàng tiềm năng hay thường xuyên ăn cơm tấm

Thông thường đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ là học sinh, sinh viên, công nhân, dân văn phòng, người đi làm ….Vì thế, quán cơm tấm của bạn nên thuê địa điểm ở ngay trên mặt đường, địa điểm đông người qua lại như cổng trường học, bệnh viện, công ty hay xí nghiệp thì sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng.

Lựa chọn địa điểm bán cơm tấm đẹp

Học công thức nấu ăn ngon

Mọi thứ chuẩn vị về nguồn vốn, địa điểm cửa hàng đẹp đã được bạn lên kế hoạch bài bản. Nhưng suy cho cùng, để giữ chân thực khách thì bạn phải đảm bảo món cơm tấm của mình ngon, hẫn dẫn, sạch sẽ.

Biết rằng làm món cơm tấm không hề khó, tuy nhiên nó cũng chưa bao giờ là dễ dàng. Để có được món cơm tấm hấp dẫn ngon nhất, bạn không được xem nhẹ khâu nấu cơm và chọn sườn

Nấu cơm tấm: Bạn cần phải chọn loại gạo tấm 1, nấu cơm đúng chuẩn để không nhão nát, cơm chín đều dẻo thơm, không cháy. Để nấu cơm ngon thì bạn có thể chọn cho mình chiếc tủ cơm công nghiệp. Với phương pháp nấu cơm chín bằng hơi nước, chất lượng cơm chín đều, đảm bảo không khô hay nhão nát

Làm sườn: Để làm món sườn ngon thì khâu chọn sườn và tẩm ướt gia vị rất quan trọng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc làm món sườn thì có thể học theo các công thức nấu trên mạng hoặc tham gia khóa học dạy làm món cơm tấm chẳng hạn

Học công thức nấu cơm tấm ngon

Đa dạng menu bán hàng

Lên một menu bán hàng hấp dẫn, đa dạng cũng là một trong những mẹo giúp cửa hàng bạn đông khách hơn. Bởi bán hàng như “làm dâu trăm họ” khách hàng mỗi người một tính, một khẩu vị. Vì thế, nếu đến quán cơm của bạn chỉ có duy nhất một món cơm tấm, lặp đi lặp lại sẽ khiến khách hàng thấy nhàm chán, không cuốn hút

Vậy nên, hãy lên cho cửa hàng mình một menu (thực đơn) hấp dẫn hàng ngày, kết hợp bán thêm các món ăn khác ăn kèm hoặc đồ uống, đồ tráng miệng để khách hàng cảm thấy mới lạ và thích thú khi đến quán bạn thưởng thức nhé

Nhân viên phục vụ nhiệt tình, nhanh chóng

Để khiến khách hàng hài lòng mỗi khi đến quán bạn thưởng thức thì khâu phục vụ khách hàng rất là quan trọng. Hãy luôn đảm bảo khách hàng được phục vụ một cách chu đáo nhất.

Nhân viên phục vụ quán cơm
Nhân viên phục vụ quán cơm

Để làm tốt khâu này sẽ bạn hãy đưa ra một quy tắc chung, yêu cầu nhân viên quán phải tuân thủ và thực hiện đúng như c

  • Chào hỏi khách hàng khi ra vào quán
  • Luôn tươi cười, niềm nở với khách hàng
  • Phục vụ khách hàng nhanh chóng, không để khách chờ đợi lâu
  • Đảm bảo bàn ghế, không gián quán luôn sạch sẽ…

Quảng bá, khuyến mại khi mở quán cơm tấm

Tận dụng các phương tiện quảng cáo truyền thông miễn phí như Facebook, Instagram, Zalo để chia sẻ về hình ảnh, video và tin tức về quán cơm tấm của bạn để chiêu dụ khách tới cửa hàng

Đồng thời, bạn cũng phải đính kèm thêm nhiều quảng bá và chương trình khuyến mãi để hấp dẫn khách mới như tặng đồ uống, đi 4 tính tiền 3, giảm giá 5%, miễn phí wifi, giao hàng…

Ưu đãi khuyến mại hấp dẫn

Kết hợp đặt đồ ăn trực tuyến

Ngoài kích cầu mua hàng bằng các quảng bá, khuyến mại thì bạn có thể liên kết thêm với các đơn vị khác như các đơn vị đặt đồ ăn trực tuyến now, grapfoog, goviet…để tăng thêm số đơn đặt hàng cho quán cơm tấm của mình nhé

Trên đây là chia sẻ về những kinh nghiệm mở quán cơm tấm thành công cho người mới kinh doanh. Chúng tôi hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn nhanh

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

0 đánh giá cho Bí quyết mở quán cơm tấm thành công [với 200 triệu đồng]

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Bí quyết mở quán cơm tấm thành công [với 200 triệu đồng]
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn nhanh
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "mở quán cơm tấm"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3