Bếp từ là một trong những thiết bị đun nấu thông minh, có mặt trong hầu hết căn bếp của mọi nhà. Một trong những lý do khiến cho sản phẩm này lọt vào danh sách “đồ bếp thiết yếu” là bởi công năng đun nấu đa dạng tuyệt vời. Thậm chí nhiều người còn nấu cơm bằng bếp từ vô cùng nhanhh gọn, cho ra thành phẩm chất lượng vượt ngoài mong đợi. Bạn không tin? Đọc bài viết sau để tìm câu trả lời.
Nấu cơm bằng bếp từ có những lợi ích gì
Như bao loại bếp khác trên thị trường, bếp từ hoàn toàn có thể sử dụng để làm chín gạo, nấu thành cơm vô cùng nhanh chóng. Do sử dụng từ trường để gia nhiệt nên loại thiết bị này có khả năng cung cấp lượng nhiệt ổn định, làm nóng thực phẩm chỉ trong vài dây nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng loại bếp này để nấu cơm.
Một số lợi ích của bếp từ giúp quá trình nấu cơm được thuận tiện:
- Bề mặt bếp phẳng, được ốp kính cường lực dày thích hợp với nhiều loại nồi đế bằng có lớp chống dính. Khi nấu cơm không bị dính nồi, chín đều do lượng nhiệt năng được phân bổ hợp lý.
- Bếp được tích hợp rất nhiều chức năng bao gồm: nấc nhiệt từ 1 – 9 (tương ứng với 100 – 2000 độ C); có chức năng ủ nóng; chống tràn, tự động ngắt/khóa nhiệt khi gặp sự cố;… vượt qua công năng của một chiếc nồi cơm thông thường.
- Với nhiều nấc nhiệt, bạn có thể nấu chín cơm nhanh chậm tùy theo ý thích. Ngoài ra với những ngày ăn một mình, sử dụng bếp từ để nấu sẽ nhanh và tối giản hơn nhiều.
Tóm lại, bếp từ có thể thay thế hoàn toàn các loại thiết bị đun nấu, thực hiện chức năng chế biến đa dạng, bao gồm cả nấu chín cơm.
Hướng dẫn chi tiết cách nấu cơm bằng bếp từ
Tuy có nhiều công dụng đặc biệt nhưng việc nấu cơm bằng bếp từ vẫn khiến nhiều người “nghi ngờ”. Để sử dụng thiết bị này bạn cần phải biết cách làm đúng thì thành phẩm mới đạt chuẩn. Ngay bây giờ, Nguyên Khôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước làm nhé!
Dụng cụ chuẩn bị
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ sau:
- Nồi chống dính có đế bằng, lòng nồi không quá sâu và có phần vung thủy tinh kín hơi. Kích thước nồi phù hợp với bếp và khẩu phần ăn của gia đình.
- Một chiếc muôi gỗ cán dài
- Gạo nấu và nước đun sôi để nguội
Các bước thực hiện
Bước 1Làm sạch gạo
Bạn chuẩn bị chậu và rổ rá chuyên dụng để vo gạo. Đổ toàn bộ gạo ra rổ, xả nước đầy chậu và ngâm gạo vào, dùng tay khấy nhẹ theo 1 chiều để gạo ra hết cái bụi bẩn. Dùng 2 tay đãi và nhấc gạo ra ngoài, lặp lại 1 lần như trên đảm bảo gạo sạch, nước nấu trong, có độ trắng thơm vừa vặn.
Bước 2Cho gạo vào nồi
Bạn đổ toàn bộ phần gạo đã vo vào nồi chống dính, dùng tay sàn cho bề mặt gạo phẳng, các hạt trải đều phủ khắp bề mặt nồi. Từ từ đổ nước đã đun sôi theo tỷ lệ 1 – 1,5 hoặc bạn có thể đo thủ công bằng cách để nước ngập gạo khoảng 1 đốt ngón tay là được.
Tùy theo loại gạo sử dụng mà nên điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. Hoặc dựa theo sở thích ví dụ như thích ăn khô thì bớt nước, ăn ướt thì thêm nước,…
Bước 3Thực hiện nấu
Để nồi lên bếp, đậy vung và mở mức nhiệt số 6 (khoảng 600 độ). Sau khoảng vài phút khi thấy cơm bắt đầu sôi, bạn nhanh tay giảm nhiệt xuống mức 300 – 400 (số 3 hoặc 4) và để sôi liu riu trong 10 phút.
Tiếp tục quan sát tình trạng cơm trong nồi, 5 – 10 phút tiếp theo, bạn mở vung và dùng muôi gỗ đảo theo hình tròn để đảm bảo cơm được chín đều. Đậy vung lại tiếp tục nấu ở lửa nhỏ.
Khi thấy bắt đầu cạn nước, bạn điều chỉnh mức nhiệt xuống thấp nhất (số 1 – 2) và để cơm chín từ từ. Không mở vung để tránh thoát hơi, mất nhiệt hạt gạo sẽ không nở đều. Đặc biệt bạn chỉ đảo cơm khi còn ướt, lúc hạt bắt đầu khô và săn thì không đảo nữa.
Quan sát tình trạng nồi đến khi cạn hết nước, bạn tắt bếp và chuyển sang chế độ ủ. Sau khoảng 5 phút ủ, mở vung để kiểm tra xem cơm chín chưa, lúc này bạn mới dùng muôi đánh tơi phần cơm đã chín.
Khi thấy kết cấu cơm dẻo, có mùi thơm, nước nấu cạn và không bị dính nồi là bạn đã thành công.
Một số lưu ý cần nhớ khi nấu cơm bằng bếp từ
Tuy có thể nấu cơm nhanh chóng, cho ra thành phẩm chất lượng nhưng khi sử dụng bếp từ để nấu bạn sẽ gặp một số những hạn chế như:
- Thường xuyên phải túc trực canh trừng để cơm trong nồi không bị nhão nát hoặc cháy. Nếu bạn sơ ý “quên” mất thì cơm của bạn sẽ rất dễ bị hỏng.
- Không đảo cơm nhiều lần sẽ làm nát gạo, lượng hơi thất thoát mỗi lần mở vung cũng khiến cơm chín không đều.
- Với từng giai đoạn nấu, bạn nên sử dụng một nấc nhiệt phù hợp để thành phẩm được chín đều. Ngoài ra để cơm không bị thừa nước gây nhão, bạn nên dùng giấy khô lau sạch nắp vung mỗi lần mở vì đây là khu vực dễ đọng nước.
- Lựa chọn loại gạo phù hợp cũng là yếu tố giúp bạn điều chỉnh lượng nhiệt và nước tốt hơn.
Tủ cơm công nghiệp – giải pháp sử dụng cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí
Do tính chất đặc thù, không có quá nhiều người lựa chọn nấu cơm bằng bếp từ. Thay vào đó họ có xu hướng lựa chọn những thiết bị nấu hấp chuyên dụng như nồi điện, tủ cơm công nghiệp,… cho năng suất cao và không mất nhiều công sức.
Đặc biệt với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng cơm phở văn phòng, nấu bằng bếp từ hay nồi cơm điện đều không đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng. Lúc này tủ nấu cơm công nghiệp sẽ là giải pháp hiệu quả tối ưu chi phí điện năng và tiết kiệm thời gian. Nếu bạn đang có ý định chạy theo các hình thức bán cơm, hãy cân nhắc và tham khảo công suất các loại sản phẩm qua website: tunaucom123.com.vn hoặc liên hệ qua tổng đài 079.222.1234 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.